MFC và MDF là 2 loại ván gỗ nhân tạo được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phân biệt 2 loại ván này. Đặc biệt là độ bền MFC hay MDF tốt hơn.

MFC và MDF
MFC và MDF

Nếu bạn đang phân vân lựa chọn giữa MDF hay MFC. Còn đang thắc mắc về giá thành, chất lượng. Không biết gỗ MFC hay MDF cái nào tốt hơn thì trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ vấn đề đó.

TÌM HIỂU VỀ GỖ MFC VÀ MDF

Theo thống kê của Tân Đại An. Thị trường hiện nay, có tới 80% các sản phẩm đồ gỗ nội thất được sản xuất từ cốt gỗ MFC và MDF. Đây là 2 dòng ván công nghiệp thân thiện trong phòng khách, phòng bếp hay nhà vệ sinh của mỗi gia đình, nhà hàng hay khách sạn,….

Vậy gỗ MFC và MDF là gì?

1. Gỗ MFC là gì?

MFC thực chất là gỗ ván dăm được phủ Melamine điều này thể hiện rõ qua tên tiếng Anh của nó Melamine Faced Chipboard.

Hiện nay, gỗ MFC có 2 loại chính đó là MFC thường và MFC chống ẩm. Xem thêm về gỗ MFC tại đây.

Theo đó, do được phủ bề mặt giấy keo Melamine nên ván MFC có màu sắc phong phú (đâu đó khoảng 130 màu). Trong đó phải kể đến một số màu thông dụng mà khách hàng Tân Đại An thường lựa chọn như màu 660, 3A7, 6089,…..

mfc và mdf
Hình ảnh ván MFC các màu đơn giản

Chính vì đa dạng về màu sắc nên các lại gỗ ván dăm phủ Melamine MFC rất phù hợp với không gian kiến trúc hiện đại. Các sản phẩm từ gỗ mang tới phong cách trẻ trung.

Ngoài đa dạng về màu sắc, thì khả năng chịu lực của MFC cũng được đánh giá ngang ngửa với MDF nhưng có phần kém hơn.

Ngoài ra, việc gia công ván MFC như cắt hoặc bắt vít lên bề mặt tấm ván là rất khó.

Các vết cắt không cẩn thận dễ làm bong lớp phủ keo bên ngoài. Và độ bám vít lên ván cũng không được đánh giá cao.

Tuy nhiên khi so sánh với MDF thì MFC lại an toàn hơn đối với sức khỏe người sử dụng do không sử dụng Formaldehyde.

2. Gỗ MDF là gì?

Không giống như MFC, MDF kém đa dạng về màu sắc. Qua đó, ván MDF mộc cơ bản chỉ có 3 màu nâu, đỏ hoặc xanh.

mdf và mfc
Cốt gỗ MDF loại thường (màu nâu)

Tuy nhiên, người sử dụng có thể sáng tạo màu sắc cho tấm ván bằng việc sơn phủ. Hay có thể bỏ thêm một chút chi phí để gia công phủ bề mặt Melamine, Laminate, Veneer,…. lên tấm ván. Xem thêm về gỗ MDF phủ Melamine.

Độ tùy biến MDF cao hơn MFC.

Thế nhưng do quá trình ép các bột gỗ nghiền có sử dụng keo Formaldehyde. Nên việc ảnh hưởng tới sức khỏe của MDF khiến nhiều người lo ngại, và tác động đến quyết định lựa chọn.

So sánh gỗ MDF và MFC

Thực tế, gỗ MDF và MFC có tiêu chuẩn giống nhau. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất mỗi loại gỗ sẽ có quy trình riêng biệt. Do đó, thành phẩm cuối cùng sẽ có những đặc điểm và ứng dụng khác nhau.

Dưới đây là một số yếu tố giúp các bạn so sánh dễ dàng giữa 2 dòng gỗ này. Từ đó, có thể lựa chọn dòng gỗ phù hợp với yêu cầu, mục đích sử dụng.

1. Cấu tạo

Yếu tố so sánh đầu tiên chúng tôi muốn nói đến đó là cấu tạo. Mỗi loại gỗ sẽ có thành phần cấu tạo khác nhau. Cụ thể như sau:

Gỗ ván MFC:

Gỗ MFC có thành phần chính đó là ván dăm và giấy trang trí nhúng keo Melamine. Trong đó, ván dăm được sản xuất từ các cây gỗ như cao su, bạch đàn, cây keo…

Gỗ sẽ đưa vào máy để băm nhỏ. Tiếp đến, dăm gỗ sẽ được sấy khô, trộn với chất kết dính.

Cuối cùng, sẽ được ép chặt dưới áp suất và nhiệt độ cao để ra thành phẩm hoàn chỉnh.

Gỗ ván MDF:

Thành phần chính của gỗ MDF đó là sợi gỗ hoặc bột gỗ, chất kết dính và một số thành phần khác.

Với dòng gỗ này, nguyên liệu chính đó là nhánh cây, vỏ bào, vụn gỗ, dăm gỗ, mùn cưa…

Sau đó, sẽ được đem đi nghiền nát tạo thành sợi gỗ nhỏ. Tiếp đến, sẽ kết dính các sợi gỗ bằng keo và nhiệt.

phân biệt MFC và MDF
Ván MFC thô hơn MDF

2. Các loại gỗ

Ván MDF và MFC đều có 3 loại phổ biến, bao gồm:

  • Ván thường: Thường được sử dụng để sản xuất các nội thất trong nhà.
  • Ván chống ẩm: Lõi ván có màu xanh, thường sử dụng ở những nơi có độ ẩm cao.
  • Ván chống cháy: Lõi ván có màu đỏ.

3. So sánh ưu, nhược điểm của gỗ MFC và MDF

Gỗ MFC và MDF có những ưu nhược điểm riêng. Nên tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà các bạn lựa chọn dòng gỗ phù hợp.

Loại gỗ MFC MDF
Ưu điểm – MFC có độ bền cao, độ cứng vững chắc.

–  Khả năng chống  trầy xước, chống cháy, chống thấm tốt.

– Bề mặt trơn, phẳng và không thấm nước nên dễ dàng vệ sinh.

– Chống cong vênh, bong tróc, mối mọt hay nứt nẻ khi sử dụng.

– Giá thành rẻ hơn so với MDF.

– Cách âm, cách nhiệt tốt.

– Thời gian gia công nhanh.

 

– Dễ tạo dáng cho các sản phẩm cầu kỳ.

– Độ tùy biến theo ý thích cao.

– Độ bám sơn tốt, có thể sơn nhiều màu làm tăng tính thẩm mỹ.

– Bề mặt phẳng, nhẵn có thể sơn hoặc ép Melamine, Laminate.

– Không bị cong vênh, mục ruỗng hay nứt nẻ khi sử dụng.

– Giá thành trung bình, cao hơn MFC và rẻ hơn ván dán.

– Cách âm, cách nhiệt tốt.

– Thời gian gia công nhanh.

Nhược điểm – Khả năng cách âm không tốt bằng MDF.

– Dễ bị mẻ cạnh do gỗ có kích thước lớn.

– Trong ván dăm có Formaldehyde. Nếu chất này thải ra không khí ở nồng độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Chịu lực thẳng đứng không tốt.

– Trong MDF có chứa Formaldehyde. Nếu chất này thải ra ngoài có thể gây hại cho sức khỏe.  

4. Quy trình sản xuất

Thành phần cấu tạo của MDF và MFC khác nhau, do đó quá trình sản xuất cũng sẽ có sự khác.

Quá trình sản xuất gỗ MFC:

Với gỗ MFC, quy trình sản xuất sẽ diễn ra như sau:

  • Cho thân gỗ vào máy băm nhỏ để tạo thành các dăm gỗ nhỏ.
  • Sấy dăm gỗ ở nhiệt độ cao.
  • Phân loại các dăm gỗ có kích thước nhau.
  • Trộn lẫn dăm với chất kết dính.
  • Tạo hình dựa trên độ dày và mật độ gỗ.
  • Tiến hành ép sơ bộ sau khi tạo hình.
  • Cắt theo kích thước quy định.
  • Ép gỗ dưới nhiệt độ và áp suất cao.
  • Xén cạnh và loại bỏ các lỗi cạnh.
  • Mài nhẵn bề mặt.
  • Kiểm định chất lượng và hoàn thành sản phẩm.

Quá trình sản xuất ván MDF:

Riêng với gỗ ván MDF có thể sản xuất theo quy trình khô hoặc quy trình ướt. Cụ thể như sau:

Quy trình khô:

  • Gỗ đem đi nghiền thành bột.
  • Trộn bột gỗ với chất phụ gia trong máy trộn sấy để cho ra bột sợi.
  • Rải bột sợi bằng máy rải, cảo thành 2 – 3 tầng tùy kích thước.
  • Đưa các tầng bột qua máy ép nhiệt. Quá trình ép sẽ diễn ra 2 lần. Lần 1 ép sơ bộ các tầng ván, lần 2 sẽ ép các tầng chặt lại với nhau.
  • Ván sau khi ra thành dây chuyền sẽ được cắt thành các khổ khác nhau.
  • Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói.

Quy trình ướt:

  • Gỗ đem đi nghiền thành bột.
  • Phun nước vào bột gỗ để vón thành dạng vảy.
  • Vảy gỗ sẽ được cào rải lên mâm ép. Sau đó tiến hành ép sơ bộ lần 1 thành ván sơ.
  • Ván sơ sẽ được cán nhiệt để nén chặt 2 mặt và rút nước ra.
  • Tiếp đến là công đoạn cắt ván và bo biên theo kích thước quy định.
  • Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói.

5. So sánh ứng dụng của gỗ MFC và MDF

Về ứng dụng, mỗi dòng gỗ sẽ có những ứng dụng trong đời sống riêng.

Ván MFC:

  • Sản xuất đồ nội thất theo khối phẳng, thẳng;
  • Sử dụng để thiết kế showroom;
  • Thiết kế nội thất văn phòng như tủ hồ sơ, vách ngăn, bàn ghế, tủ đựng tài liệu;
  • Sản xuất nội thất trong gia đình như tủ, giường, bàn ghế;
  • Sử dụng gỗ MFC chống ẩm để để sản xuất các đồ nội thất ở không gian ẩm ướt như tủ bếp, nhà tắm….

Ván MDF:

  • Sử dụng để sản xuất những đồ nội thất có kiểu dáng phức tạp.
  • Dùng ván MDF chống ẩm để sản xuất kệ bếp, tủ bếp, những nơi có độ ẩm cao.
  • Sản xuất nội thất trong gia đình như cửa, bàn ghế, giường;
  • Sản xuất nội thất ở văn phòng;
  • Thiết kế công trình.

6. So sánh giá gỗ MFC và MDF

So sánh giá gỗ MDF và MDF cho thấy, gỗ MDF có giá thành rẻ hơn so với gỗ MDF.

Ngoài ra, tùy vào từng về mặt phủ mà giá các dòng gỗ cũng sẽ khác nhau. Trong đó, bề mặt Melamine sẽ có giá thấp hơn so với bề mặt Acrylic hay Catania Laminates.

Cách phân biệt MFC và MDF

Thực tế, với những người chưa sử dụng gỗ công nghiệp, rất khó để phân biệt 2 dòng gỗ này. Vậy làm thế nào để nhận biết đâu là gỗ MDF và MFC.

Dưới đây là một số cách phân biệt MFC và MDF các bạn có thể tham khảo.

Phân biệt dựa vào độ dày của ván gỗ

Mẹo phân biệt đầu tiên các bạn có thể áp dụng đó là dựa vào độ dày của ván gỗ. Theo đó, độ dày của từng ván gỗ sẽ có kích thước như sau:

Gỗ MFC:

  • Độ dày tiêu chuẩn từ 11mm, 18mm, 25mm;
  • Kích thước tiêu chuẩn là: 1200 x 2400mm.

Gỗ MDF:

  • Độ dày tiêu chuẩn 3mm, 3.5mm, 4mm, 4.6mm, 5mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm;
  • Kích thước tiêu chuẩn: 1200mm x 2400mm.

Như vậy, gỗ MFC thường sẽ có độ dày hơn gỗ MDF. Tuy nhiên về tính đa dạng của độ dày thì không nhiều bằng MDF

2. Phân biệt gỗ MDF và MFC qua độ chịu lực

Ưu điểm của gỗ MFC và MDF đó là khả năng chịu lực tốt. Tuy nhiên, gỗ MFC chịu lực tốt hơn một chút so với MDF. Trong đó, với gỗ MFC chống ẩm sẽ có độ chịu lực cao hơn khoảng 40 đến 60kg/m3.

3. Cách phân biệt MFC và MDF dễ dàng nhất

Gỗ công nghiệp sau khi đóng thành phẩm rất khó để phân biệt. Bởi hầu hết, chúng sẽ được dán cạnh, phủ sơn để che đi lõi cốt gỗ bên trong.

Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể nhận biết bằng cách quan sát những nơi cần khoan lỗ. Ví dụ như bản lề, đường ray. Nhờ đó, các bạn có thể biết được cốt gỗ bên trong là MDF hay MFC.

Theo đó, nếu lõi bên trong là các dăm gỗ và không mịn thì đó là gỗ MFC và ngược lại.

Tổng kết

Trên đây là thông tin chi tiết về gỗ MDF và MFC. Cũng như một số so sánh, cách nhận biết 2 dòng gỗ này.

Gỗ MFC và MDF là 2 dòng gỗ công nghiệp có nhiều ưu điểm vượt trội như thẩm mỹ cao, khả năng chịu lực, chống xước tốt. An toàn khi sử dụng, giá thành hợp lý.

Do đó, nếu các bạn đang tìm kiếm vật liệu để sản xuất đồ nội thất thì gỗ MDF và MFC là gợi ý tốt nhất.

Để được tư vấn chi tiết hơn về gỗ MFC và MDF cũng như báo giá cụ thể. Các bạn có thể đến Doanh nghiệp Tư nhân Tân Đại An. Địa chỉ tại khu công nghiệp Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội.

Mọi chi tiết xin liên hệ: 0868.586.995.