Tìm kiếm mặt bằng phù hợp, huy động nguồn vốn, tuyển dụng nhân công, đầu tư máy móc… Là những kinh nghiệm mở xưởng gỗ quan trọng các bạn cần lưu ý.

Chắc hẳn với những người đang có ý định mở xưởng gỗ sẽ có nhiều lo lắng và không biết nên bắt đầu từ đâu? Thuê nhân công như thế nào? Cần những máy móc gì? Các thủ tục đăng ký kinh doanh…

Hiểu được điều đó, trong phạm vi bài viết sau Doanh nghiệp tư nhân Tân Đại An sẽ cung cấp một số kinh nghiệm trước khi mở xưởng gỗ. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong giai đoạn đầu khởi nghiệp

Các vấn đề cần quan tâm khi mở xưởng gỗ

Trước khi mở xưởng gỗ, hầu hết chúng ta sẽ có rất nhiều câu hỏi và thắc mắc, không biết bắt đầu từ đâu. Thực tế, việc mở một xưởng gỗ không hề đơn giản, cần phải kể kế hoạch cụ thể. Có như vậy, mới đem hiệu quả tốt, nhanh chóng thu lại lợi nhuận.

Trước tiên, để mở một xưởng gỗ, các bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

Tìm kiếm mặt bằng phù hợp khi mở mới xưởng gỗ

Kinh nghiệm đầu tiên chúng tôi muốn nói tới đó là cần tìm mặt bằng phù hợp. 

Thông thường, xưởng gỗ sẽ cần có không gian rộng lớn để lắp đặt máy móc, chứa đựng và bảo quản vật liệu. Do đó, một xưởng gỗ đòi hỏi cần có mặt bằng rộng.

Ngoài ra, khi tìm mặt bằng các bạn nên tìm những vị trí khu xu dân cư. Nhằm hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.

Mặt bằng của xưởng cần gần những tuyến đường rộng để thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, khách hàng khi có nhu cầu đến tham quan cũng sẽ dễ dàng hơn.

Nguồn vốn để mở xưởng đóng đồ gỗ

Vấn đề tài chính yếu tố quan trọng nhất khi có ý định mở xưởng gỗ. Bởi hàng tháng, các bạn phải chỉ trả rất nhiều khoản chi khác nhau như:

  • Tiền thuê mặt bằng;
  • Chi phí đầu tư máy móc, thiết bị;
  • Chi phí thuê vật liệu;
  • Chi phí thuê nhân công;
  • Những khoản phát sinh trong những ngày mới thành lập khác…

Do đó, các bạn cần huy động nguồn vốn lớn để bắt đầu mở xưởng gỗ. Nguồn vốn này có thể tự bản thân lo liệu, nhờ bạn bè, người thân, vay ngân hàng…

Lời khuyên cho các bạn trong trường hợp này đó là chỉ nên bắt đầu với phân khúc gỗ tầm trung. Bởi sẽ ít chi phí, hạn chế rủi ro, dễ dàng tiếp cận khách hàng.

Trang bị máy móc cho hoạt động sản xuất tại xưởng đồ gỗ

Xưởng gỗ có thể hoạt động hay không, không thể thiếu hệ thống máy móc, trang thiết bị. Nếu các bạn đầu tư máy móc hiện đại. Sẽ giúp tiết kiệm số lượng nhân công và dễ kiểm soát về tiến độ hơn.

Tùy vào nguồn vốn ban đầu mà các bạn đầu tư hệ thống máy móc phù hợp. Đảm bảo tiến độ thi công, năng suất làm việc.

Vấn đề thuê nhân công tại xưởng làm đồ gỗ

Để xưởng gỗ đi vào hoạt động không thể không kể đến đội ngũ nhân công. Một xưởng gỗ không chỉ đơn thuần có thợ sản xuất thi công. Mà còn có đội thiết kế, đội kinh doanh, bán hàng…

Tùy vào quy mô, lượng công việc mà các bạn sẽ thuê số lượng nhân công phù hợp.

Cách tiếp cận khách hàng có nhu cầu thi công đồ gỗ tại xưởng

Cách tiếp cận với khách hàng là câu quan trọng quyết định đến doanh số của xưởng. Gợi ý cho các bạn đó là có thể mở showroom trưng bày. Hoặc có thể lập website riêng của xưởng như tandaian.com của chúng tôi.

Nhờ đó, khách hành dễ dàng tiếp cận, tham khảo và liên hệ đặt hàng dễ dàng.

Thủ tục mở xưởng gỗ cần những gì?

Làm thủ tục mở xưởng gỗ hay giấy phép kinh doanh cũng là điều quan trọng các bạn cần lưu ý tới. Có như vậy mới có thể đảm bảo về mặt pháp lý.

Được biết, tùy vào từng quy mô kinh doanh mà các bạn có thể thành lập một trong những loại hình sau:

  • Hộ kinh doanh;
  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.

Trường hợp có nhiều người góp vốn mà muốn mở xưởng với quy mô lớn. Các bạn có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên hoặc công cty cổ phần.

  • Nếu là hộ kinh doanh, các bạn đăng ký tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc UBND huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh nơi bạn muốn kinh doanh.
  • Còn nếu là doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. Các bạn đăng ký kinh doanh tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh, nơi bạn định đặt trụ sở kinh doanh.

Bạn lập một bộ hồ sơ theo mẫu (tốt nhất bạn nên lên thẳng Phòng đăng ký kinh doanh để được hướng dẫn cặn kẽ việc việc hồ sơ). Sau đó,gửi lên các cơ quan mà chúng tôi vừa đề cập.

Tiếp đến đó là thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Theo K1, Điều 66, Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”

Lúc này, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm những giấy tờ sau:

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

  • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Số vốn kinh doanh;
  • Số lao động;
  • Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số CMND và ngày cấp của cá nhân. Đại diện hộ kinh doanh đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
  • Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của cá nhân, đại diện hộ kinh doanh đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

Cuối cùng, ngoài việc sản xuất chế biến gỗ. Xưởng gỗ phải đáp ứng các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, về môi trường…

Xem thêm: Xưởng gỗ công nghiệp sản xuất tại Hà Nội

Hệ thống máy móc chuyên dụng để mở xưởng gỗ

Như đã chia sẻ ở trên, máy móc là một trong vấn đề cần quan tâm khi mở xưởng gỗ. Dù bạn có mở xưởng gỗ quy mô nhỏ hay lớn thì việc đầu tư máy móc là điều cần thiết.

Lời khuyên cho các bạn là nên đầu tư số lượng máy móc phù hợp. Có như vậy, mới có thể tiết kiệm được sức lực, nhân công. Đồng thời, dễ dàng kiểm soát về tiến độ trong quá trình sản xuất.

Theo đó, một xưởng gỗ cần phải có đầy đủ những máy móc dưới đây:

Máy cưa vòng

Máy cưa vòng là một trong những máy không thể thiếu trong bất kỳ xưởng gỗ nào. Loại máy này có tác dụng xẻ phôi gỗ từ những cây gỗ to thành khối gỗ có độ dày khác nhau.

Máy cưa bàn trượt

Máy cưa bàn trượt có 2 loại, đó là loại 1 lưỡi cưa và 2 lưỡi cưa. Theo đó, lưỡi cưa có thể sử dụng nghiêng hoặc không.

Công dụng của máy cưa bàn trượt là cắt ván với độ chính xác cưa, đảm bảo độ mịn hoàn hảo. Thông thường, loại máy này thường được sử dụng nhiều ở các xưởng gỗ nội thất. Dùng để cắt ván tấm như MDF, HDF…

Máy cưa panel

Máy cưa Panel cũng có loại 1 lưỡi cưa hoặc 2. Dòng máy này có thể thiết lập chế độ cưa khác nhau.

Máy cưa Panel là dòng máy cưa khổ lớn, dùng để cắt ván công nghiệp. Nhờ đó, giúp tiết kiệm chi phí thuê nhân công, nâng cao năng suất lao động.

Thông thường, dòng máy cưa này được sử dụng nhiều trong sản xuất đồ gỗ nội thất văn phòng hoặc nội thất trang trí.

Máy xẻ lưỡi

Loại máy cần có tiếp theo trong xưởng gỗ đó là máy xẻ lưỡi. Máy xẻ lưỡi thường được sử dụng để sản xuất ván sàn hoặc trang trí nội thất. Công dụng của máy xẻ lưỡi là xẻ gỗ. 

Cấu tạo của loại máy này có nhiều lưỡi nằm sát nhau. Do đó, mạch cưa rất mỏng, mịn.

Máy ép nhiệt

Nói đến danh sách máy móc cần thiết trong xưởng gỗ không thể không kể đến máy ép nhiệt. Trong đó, phổ biến là máy ép khổ lớn 1400 x 2500mm, gồm 3 – 6 tầng ép hoạt động. 

Năng suất của máy ép nhiệt là từ 1 – 5 phút/mẻ. Thường được sử dụng để ép cánh cửa gỗ công nghiệp, ép Veneer, ép ván phôi nguyên liệu…

Máy dán cạnh

Để có sản phẩm hoàn chỉnh phải còn phải kể đến máy dán cạnh. Sự xuất hiện của máy dán cạnh giúp thay thế các công đoạn tỉ mỉ, mất nhiều thời gian như trước đây.

Được biết, một chiếc máy dán cạnh có thể đảm nhận 2 – 3 lao động chuyên nghiệp. Do đó, sử dụng máy dán cạnh là phương pháp tiết kiệm đáng kể. Không những thế còn đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.

Máy cưa lọng

Một xưởng gỗ chuyên nghiệp chắc hẳn sẽ cần đến sự có mặt của máy cưa lọng hay còn gọi là máy cưa vanh.

Máy cưa lọng có tác dụng cưa các chi tiết phức tạp, có độ cong, uốn lượn theo hình vẽ.

Máy bóc gỗ

Loại máy chúng tôi muốn nói đến tiếp theo đó là máy bóc gỗ. Máy bóc gỗ dùng để lạng các tấm Veneer mỏng, giúp tạo lớp mặt trong trong sản xuất ván Veneer.

Sử dụng máy bóc gỗ sẽ giúp xưởng gỗ có năng suất cao và ổn định.

Máy đánh mộng finger

Máy đánh mộng chủ yếu dùng trong sản xuất nội thất hoặc sản xuất ván ghép Finger, gỗ ghép thanh. Đây là loại máy chuyên sử dụng để đánh mộng kiểu răng lược.

Loại máy này thường được sử dụng ở các xưởng mộc chuyên làm ván nguyên liệu thô.

Máy cắt đầu mộng

Máy cắt đầy mộng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất gỗ tự nhiên. Máy có khả năng cắt đầu thanh gỗ và tạo mộng đầu.

Về cấu tạo, máy có cấu tạo từ 2 – 4 lưỡi cắt theo chiều ngang và dọc.

Chi phí mở xưởng gỗ hết bao nhiêu?

Chi phí mở xưởng gỗ hết bao nhiêu? Chắc hẳn đây cũng là mối quan tâm của rất nhiều người.

Như đã nói ở trên, chi phí mở xưởng gỗ hết bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào quy mô của xưởng. Nếu bạn chỉ mở xưởng với quy mô nhỏ, ít máy móc, phí thuê nhân công ít. Thì lượng chi phí sẽ dao động từ 150 – 300 triệu.

Còn nếu các bạn mở xưởng gỗ với quy mô lớn, có đầy đủ thiết bị máy móc. Chi phí ban đầu cần chuẩn bị ít nhất từ 880 triệu – 1 tỷ.

Trên đây là một số kinh nghiệm mở xưởng gỗ mà Doanh nghiệp tư nhân Tân Đại An muốn chia sẻ với các bạn. 

Trước khi mở xưởng gỗ, các bạn hãy tính toán kỹ lưỡng. Đồng thời, áp dụng những kinh nghiệm trên để quá trình mở xưởng gỗ diễn ra thuận lợi. Chúc các bạn thành công!