Hiển thị tất cả 5 kết quả
Veneer (Vơ nia) là một dạng bề mặt được lạng trực tiếp từ thân gỗ tự nhiên. Gỗ Veneer sau khi lạng mỏng thường được dán lên các tấm ván công nghiệp để sản xuất đồ nội thất.
Trong thiết kế và trang trí đồ nội thất, các loại gỗ ván dán Veneer ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Bởi lẽ một điều, tính thẩm mỹ, độ sang trọng và giá thành sản xuất của loại ván này đều hơn xa so với gỗ tự nhiên thông thường.
Để làm nổi bật lên vấn đề này, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tất cả thông tin xoay quanh Veneer. Tìm hiểu Veneer là gì? Có những loại nào? Ưu, nhược điểm và giá thành của loại ván gỗ lạng này. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Như đã chia sẻ, Veneer hay Vơ nia là một loại bề mặt mỏng được lạng trực tiếp từ gỗ tự nhiên. Chúng thường được dùng để dán phủ lên các loại ván công nghiệp. Ví dụ như dán phủ Veneer lên MDF ván dăm hay HDF.
Do Veneer là các lớp gỗ được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà Veneer được sản xuất sẽ có nhiều kích thước cùng độ dày khác nhau. Giá thành của sản phẩm cũng thay đổi dựa theo các tính chất này.
Ngoài ra, bề mặt Veneer sau khi được dán lên MDF, HDF hay ván dăm sẽ được đổi tên thành gỗ Veneer, ván lạng, Ván venneer….
Có lẽ “tổ tiên” của gỗ Veneer bắt nguồn từ Ai Cập. Khi 4000 trước họ đã biết bào mỏng một cây gỗ tự nhiên thành ván để đưa ứng dụng vào đời sống.
Tới những năm đầu của thế kỷ 19, ngành công nghiệp sản xuất Veneer mới bắt đầu được công nghiệp hóa. Theo đó, năm 1806, một kỹ sư người Pháp sinh sống tại Anh có tên là Marc Isambard Brunel đã phát minh máy sản xuất Veneer. Loại máy được vận hành bằng tay.
Đến năm 1843, nhà máy sản xuất Veneer đầu tiên tại đã được xây dựng tại Đức. Đến giữa thế kỷ 20, các tấm gỗ Veneer đã được sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới.
Do được lạng mỏng từ thân cây tự nhiên, nên V eneer có rất nhiều loại. Việc phân loại dòng sản phẩm bề mặt này sẽ dựa vào nguyên liệu làm ra chúng.
Dưới đây là một số loại ván gỗ Veneer phổ biến hiện nay:
Gỗ Veneer óc chó được sản xuất từ cây gỗ óc chó với kích thước 3 ly. Sau đó, được dán lên gỗ MDF, HDF hay MFC để thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Được biết, cây óc chó có tên khoa học là Ficus Hirta Vahl. Ở Việt Nam, cây óc chó được trồng bổ biến ở các vùng giáp ranh biên giới và vùng núi.
Điển hình như ở Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai…
Cây óc chó có đặc điểm màu tro, vỏ nhẵn. Chiều cao của cây óc chó có thể lên đến hơn 30m.
Các sản phẩm nội thất từ gỗ Veneer xoan đào được rất nhiều người lựa chọn. Bởi dòng gỗ này có màu sắc đẹp mắt và độ bền cao.
Theo đó, gỗ xoan đào có màu vàng nhạt đến trắng. Thân gỗ của xoan đào to, thẳng, mặt gỗ đồng đều giúp các tấm Veneer lạng ra có độ hoàn thiện cao. Tùy vào vị trí trồng gỗ, xoan đào sẽ có một số đặc điểm khác nhau.
Ưu điểm tiếp theo của xoan đào phải kể đến đó chính là khả năng bám ốc, dính keo tốt. Đồng thời, gỗ xoan đào rất dễ nhuộm và đánh bóng. Ít bị biến dạng sau khi sấy.
Nhược điểm của dòng gỗ này đó là khả năng chống nước không cao. Chính vì thế, Veneer xoan đào thường được kết hợp với tấm cốt chống ẩm để hạn chế nhược điểm này.
Bệnh cạnh xoan đào thì Veneer sồi cũng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất.
Gỗ sồi có 2 loại, đó là sồi trắng và gỗ sồi đỏ, hồng…. Ưu điểm của dòng gỗ này là khả năng chống va đập cao. Đồng thời, gỗ sồi có thể dễ dàng uốn cong bằng hơi nước.
Khi được lạng thành các tấm Venner các tấm sồi sẽ bị mất đi độ chắc chắc, chúng dễ biến dạng khi sấy và phơi. Việc sản xuất khó khăn nên Veneer vân sồi thường tại Tân Đại An thường có giá đắt hơn các dòng ván lạng khác.
Hình ảnh một số loại ván lạng gỗ sồi giá từ 96.000đ
Màu sắc dịu nhạt, chất mịn là những gì mà ván lạng từ gỗ Ash mang lại. Hiện tại, Veneer từ gỗ Ash tại cơ sở chúng tôi được rất nhiều khách hàng lựa chọn.
Được biết, gỗ Veneer căm xe là một trong 3 loại gỗ Veneer phổ biến hiện nay. Dòng gỗ này được trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên. Chúng có đặc điểm là chắc và cứng.
Gỗ có giác và lõi phân biệt, đồng thời có màu sắc khi nhau. Cụ thể, giác gỗ có màu trắng, vàng nhạt và dày. Còn lõi gỗ có màu đỏ thẫm, có vân và thớ gỗ mịn.
Tấm Veneer được xem là tấm dán trang trí lên bề mặt gỗ. Do đó, cốt gỗ bên trong mới chính là yếu tố quyết định đến chất lượng gỗ Veneer.
Vậy Veneer có thể phủ trên những cốt gỗ nào?
Đầu tiên, Veneer có thể sử dụng để được phủ lên các dòng gỗ công nghiệp như MDF hoặc HDF. Trong đó, MDF và HDF là cốt gỗ có thể sơn, dán Laminate, dán Veneer hay phủ Acrylic.
Ngoài ra, cốt ván sợi mật độ cao và trung bình này có giá rẻ nhất trong các dòng gỗ phủ Veneer. Chính vì thế, chúng được sử dụng rộng rãi để sản xuất các đồ nội thất trong gia đình, văn phòng…
Ngoài ra, tấm Veneer còn có thể được sử dụng để phủ trên gỗ ghép.
Gỗ ghép thực chất là những thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ. Sau đó, được ghép lại với nhau để tạo nên sản phẩm.
Sản phẩm dòng gỗ ghép phủ Veneer có màu sắc tự nhiên. Chính vì thế, được sử dụng để sản xuất đồ nội thất như:
Giá thành hợp lý, độ bền cao, chống mối mọt… là những ưu điểm nổi bật của gỗ dán Veneer. Ngoài ra, còn phải kể đến một số ưu điểm khác như sau:
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở sản xuất gỗ Veneer. Mỗi cơ sở sẽ có những quy trình sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, chung quy lại sẽ đều trải qua những bước sau:
Đầu tiên, các cây gỗ tự nhiên sẽ được bỏ cành và vỏ. Sau đó, phần gỗ bên trong sẽ được đem đi luộc, ngâm và tẩm. Nhằm giúp loại bỏ nhựa trên trong gỗ. Đồng thời, tăng độ bền và giúp quá trình thi công dễ dàng hơn.
Tiếp đến, sử dụng máy để lạng mỏng gỗ. Sau khi lạng, vẫn đảm bảo vân gỗ, màu sắc và độ bền của gỗ.
Tùy vào yêu cầu của khách hàng mà có thể áp dụng các phương pháp lạng sau: lạng tròn, lạng phẳng, lạng phần tư.
Gỗ sau khi được lạng sẽ được chồng lên nhau và cho vào máy sấy công nghiệp để sấy. Bước này sẽ giúp gỗ tránh bị cong vênh, giòn hay bị giảm chất lượng.
Tấm Veneer sẽ được máy lăn kéo và dán vào cốt gỗ công nghiệp.
Sau công đoạn dán, gỗ sẽ được đưa vào máy ép với nhiệt độ cao.
Tấm gỗ sẽ được đưa vào máy chà nhám. Giúp đánh bóng và làm tinh bề mặt gỗ cũng như các góc cạnh.
Kiểm tra chất lượng gỗ, lưu kho hoặc phân phối ra thị trường.
Hiện nay, gỗ Veneer đã được sử dụng rộng rãi. Dòng gỗ này được ứng dụng chủ yếu trong sản xuất đồ gỗ nội thất. Cụ thể như sau:
Theo tìm hiểu, giá gỗ Veneer hiện nay khá rẻ so với các dòng gỗ tự nhiên.
Giá thành gỗ Veneer hết bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào loại gỗ tự nhiên làm ra Veneer. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào kích thước và độ dày của Veneer.
Không những thế, cốt gỗ bên trong là gỗ MDF, MFC, HDF hay gỗ ghép thanh… Cũng sẽ ảnh hưởng đến bảng giá gỗ Veneer.
Do đó, lời khuyên cho các bạn đó là nên đến các cơ sở sản xuất gỗ Veneer. Chia sẻ mong muốn, yêu cầu của bản thân. Từ đó, nhân viên tư vấn sẽ cung cấp bảng báo giá chi tiết nhất.
Dưới đây là bảng giá gỗ Veneer của Tân Đại An các bạn có thể tham khảo:
Báo giá hàng gia công phủ trên các cốt Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp tới số điện thoại 0984541370 ( Mrs Hằng ) để có báo giá tốt nhất!
Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Veneer là gì? Cũng như ưu điểm, bảng giá, ứng dụng của dòng gỗ này.
Với sự xuất hiện của gỗ Veneer đã giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nguồn nguyên liệu hiệu quả. Ngoài ra, còn giúp khách hàng sở hữu những sản phẩm có thẩm mỹ giống gỗ tự nhiên.
Do đó, nếu đang tìm kiếm dòng gỗ để sản xuất nội thất cho ngôi nhà hay văn phòng. Các bạn có thể lựa chọn gỗ Veneer để sử dụng.