Tìm hiểu gỗ công nghiệp là gì? Có những loại gỗ công nghiệp nào? Thông tin, bảng giá gỗ CN các loại tại thị trường năm 2020. Chia sẻ từ Tandaian.com.
Gỗ công nghiệp đã không còn quá xa lạ với mọi người. Bởi những đặc tính như: giá rẻ, dễ sử dụng và thiết kế, cùng tính thẩm mỹ cao.
Hơn thế nữa, với mẫu mã đa dạng, đầy đủ các chủng loại khác nhau. Cũng là một phần khiến gỗ công nghiệp (GCN) được ứng dụng rất nhiều vào trong đời sống. Đặc biệt là các món đồ nội thất, trang trí nhà được làm từ loại gỗ đặc biệt này.
TÌM HIỂU GỖ CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?
Thực tế, gỗ công nghiệp là gì không có định nghĩa rõ ràng. Tuy nhiên, theo giám đốc Dương Văn Dũng của Tân Đại An chia sẻ, thì:
Gỗ công nghiệp là một sản phẩm từ gỗ tự nhiên, có dạng tấm hoặc ván. Trong mỗi một tấm ván gỗ ép công nghiệp có chứa gần 90% gỗ vụn. Chúng được ép lại bằng máy cùng 10% keo và các chất phụ gia khác.
Như vậy, ta có thể coi gỗ công nghiệp như là một sản phẩm nhân tạo. Được sản xuất dựa vào một phần của tự nhiên, được không nhỉ?
Hiện nay, các sản phẩm gỗ công nghiệp được bán trên thị trường có 2 hình thức. Một là sản phẩm được sản xuất trực tiếp trong nước, hai là nhập khẩu từ thị trường như Trung Quốc, Thái Lan hoặc Malaysia.
Trong đó, các sản phẩm có xuất xứ Thái Lan nhận được nhiều sự đánh giá tốt từ phía khách hàng hơn cả.
Có các loại gỗ công nghiệp nào? Ưu, nhược điểm của từng loại
Có hơn 10 loại gỗ công nghiệp phổ biến khác nhau. Ở mỗi loại sẽ có độ dày, kích thước, ưu – nhược điểm và ứng dụng riêng có.
Dựa vào quá trình sản xuất và đặc tính. Người ta phân loại gỗ CN ra làm 2 loại chính là cốt gỗ và lớp bề mặt.
Trong đó cốt gỗ sẽ bao gồm các loại như:
- Gỗ ván dăm (OKAL);
- Gỗ ván sợi MDF (Medium Density Firerbroad);
- Gỗ công nghiệp HDF;
- Cốt gỗ dán Plywood;
- Gỗ ghép thanh;
- Gỗ công nghiệp ván nhựa.
Về phần lớp bề mặt
- Gỗ công nghiệp phủ Melamine;
- Bề mặt phủ Laminate;
- Bề mặt Venner;
- Bề mặt Vinyl.
Có thể bạn quan tâm: Xưởng gỗ công nghiệp sản xuất tại Hà Nội
Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến
Cốt gỗ công nghiệp được đánh giá như khung xương của từng sản phẩm. Đây là thành phần chính được nhiều nhà thiết kế lựa chọn xây dựng đồ nội thất, trang trí trong căn nhà của bạn.
Cốt gỗ ván dăm (OKAL)

Gỗ ván dăm OKAL được sản xuất từ nhánh, thân gỗ tự nhiên xay thành các dăm nhỏ. Sau đó, người ta trộn những dăm nhỏ trên lại với keo chuyên dụng và ép thành từng miếng ván.
- Kích thước trung bình mỗi miếng ván OKAL là: 1220mm x 2440mm (rộng x dài).
- Độ dày phổ biến rơi vào khoảng: 9mm, 12mm, 15mm, 18mm, 25mm.
- Đặc điểm nhận diện gỗ OKAL: là không mịn. Có thể nhìn thấy các dăm gỗ được ép chặt với nhau bằng mắt thường.
- Ưu điểm: Giá thành rẻ, ít bị mối mọt, khả năng chịu lực trung bình.
- Nhược điểm: chị ẩm tương đối kém (khắc phục bằng loại chống ẩm lõi xanh), các cạnh góc dễ bị sứt mẻ.
- Ứng dụng: Gỗ ván dăm thường được dùng để làm đồ nội thất trong gia đinh và đồ dùng văn phòng. Làm lớp lõi phù hợp cho việc phủ Melanine và PVC.
Xem thêm về ván dăm Okal Tại đây
Gỗ ván sợi MDF (Medium Density Fiberbroad)

Gỗ MDF tên gọi khác là gỗ ván sợi được sản xuất với những nguyên liệu tương tự như Okal ở trên. Tuy nhiên, thay vì nghiền thành dăm nhỏ thì thành phần gỗ làm nên MDF được nghiền mịn hơn thành sợi.
- Kích thước thường thấy của một tấm MDF là: 1220mm x 2440mm (rộng x dài).
- Độ dày phổ biến rất đa dạng từ 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 20mm cho tới 25mm.
- Đặc điểm nhận diện MDF: là bề mặt mịn, trọng lượng ván nặng hơn so với gỗ công nghiệp ván dăm.
- Ưu điểm: Khắc phục tối đa các đặc điểm của gỗ tự nhiên như cong vênh hoặc co ngót sau thời gian sử dụng. Giữ được khả năng chịu lực cao hơn loại gỗ khác với cùng một độ dày.
- Nhược điểm: Có thể giá thành gỗ MDF và trọng lượng lớn của nó sẽ là cản trở cho quyết định lựa chọn của bạn.
Xem thêm về Ván gỗ MDF.
Cốt gỗ công nghiệp HDF (High Density Fiberbroad)
Loại gỗ công nghiệp tiếp theo Tandaian muốn giới thiệu tới các bạn là HDF – High Density Fiberbroad.
Có thể coi HDF là phiên bản cao cấp của MDF. Nguyên liệu gỗ tự nhiên làm nên HDF được nghiện mịn thành bột và trộn lẫn với keo cùng chất phụ gia chống mỗi mọt khác. Sau khi trộn đều, hỗn hợp sẽ được ép thành ván dưới sức ép hơn 850 kg/cm2.
- Kích thước: trung bình một tấm ván ép công nghiệp HDF có kích thước rộng x dài tương ứng là: 2000mm x 2400mm.
- Độ dày có rất nhiều loại từ: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 20mm và lớn nhất là 25mm.
- Đặc điểm nhận dạng: Bề mặt và các cạnh của HDF mịn hơn so với các loại ván công nghiệp thông thường khác.
- Ưu điểm: Mềm, dễ gia công, không xuất hiện vấn đề nứt, mỗi mọt, chịu ẩm kém nhưng được khắc phục ở phiên bản có lõi màu xanh (HMR).
- Nhược điểm: Kết cấu từ các bột gỗ mịn khiến khả năng chịu lực của HDF tương đối kém. Mềm dễ bắt vít nhưng độ ổn định của đinh vít không chắc chắn.
Ván công nghiệp chống ẩm HMR
HMR là phiên bản chống ẩm của gỗ HDF. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất HMR. Nhà sản xuất sử dụng thêm một vài chất phụ gia đặc biệt làm tăng kết cấu, chống thấm nước cho HMR.
Tấm ván ép công nghiệp HMR có màu xanh lá khác với màu nâu của bản HDF thông thường.
Các loại ván gỗ công nghiệp (tiếp theo)
Gỗ dán công nghiệp Plywood
Gỗ dán Plywood là loại gỗ công nghiệp có độ cứng và khả năng chịu lực tốt nhất trong số các sản phẩm Tandaian chia sẻ ở trên.
Để có độ cứng gần với các sản phẩm gỗ tự nhiên nhất thì Plywood phải trải qua quy trình sản xuất đặc biệt.
- Bước 1: Miếng gỗ mỏng sẽ được lạng trực tiếp từ thân cây tự nhiên đã trải qua luộc và sấy khô.
- Bước 2 – Phết keo và dán ruột gỗ: các miếng gỗ lạng trước đó được phết keo và đặt lên mâm ép dưới nhiệt độ từ 1000 độ C – 2000 độ C trong 20 phút.
Thông thường, ván dán Plywood sẽ phủ một lớp Veneer trên bề mặt để làm đẹp. Loại bề mặt phủ công nghiệp chúng tôi cũng sẽ giới thiệu nó trong phần tiếp theo.
Ngoài ra, để khắc phục tình trạng cong vênh và co ngót không đều của các miếng gỗ tự nhiên. Người ta, xếp đan xen các miếng gỗ lên nhau theo chiều ngang dọc. Cùng với đó là số miếng gỗ để ép thành ván Plywood sẽ là số lẻ. Việc này làm tăng liên kết giữa các tấm ván dán, ép chúng bổ trợ và bù đắp nhược điểm cho nhau.
Đặc điểm
Đặc điểm nhận dạng: ván dán công nghiệp Plywood có độ cứng cao hơn OKAL và MDF. Ngoài ra, bằng mắt thường cũng có thể nhìn thấy các lớp gỗ ~1mm xếp chồng lên nhau.
- Kích thước: Kích thước tiểu chuẩn của một miếng ván dán Plywood theo chiều rộng x dài tiêu chuẩn là: 1220mm x 2440mm.
- Độ dày: 3mm, 5mm, 7mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, và 25mm.
- Ưu điểm: Có độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt, không cong vênh, nứt hay co ngót. Chống mối mọt. Sản phẩm Plywood nổi tiếng có tính chịu ẩm và chịu nước lạnh cao. Khả năng bắt và bám vít tốt.
- Nhược điểm: Bề mặt không phẳng nhẵn, màu sắc tự nhiên trên sản phẩm không đồng đều. Khả năng chống mỗi mọt có thể ảnh hưởng khi khâu xử lý trước khi ép không tốt.
Gỗ công nghiệp ghép thanh
Gỗ ghép thanh là sản phẩm công nghiệp gần giống với gỗ tự nhiên nhất. Qua đó, người ta dùng những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý (luộc, sấy, khử nhựa) ghép lại với nhau bằng công nghệ đặc biệt.

Đặc điểm nhận dạng: gỗ ghép thanh thường có một lớp. Bạn có thể dùng mắt thường để nhận dạng các vị trí các thanh gỗ ghép với nhau tạo thành ván lớn.
- Kích thước: 1220x2440mm;
- Độ dày: 12mm, 14.5mm, 15mm, 18mm, 20mm, 20.5mm, 25mm, 40mm, 45mm và ván gỗ ghép thanh dày nhất được ghi nhận là 55mm.
- Ưu điểm: Độ chắc chắn có thể sánh ngang với gỗ tự nhiên.
- Nhược điểm: giá thành cao hơn với các loại gỗ công nghiệp khác.
Loại gỗ công nghiệp cuối cùng gỗ nhựa (WPC)
Gỗ nhựa WPC là loại gỗ đặc biệt. Nó là sản phẩm của khoa học hiện đại, là sự kết hợp từ bột gỗ với các loại nhựa như ( HDPE, PVC, PP, ABS, PS,…) tạo thành vật liệu tổng hợp mới.
Đặc điểm nhận dạng: Có bề mặt mịn màng, màu sắc tươi, bóng và mịn hơn các loại gỗ còn lại.
- Kích thước tiêu chuẩn: 1220mm x 2440mm (rộng x dài);
- Đồ dày của ván công nghiệp WPC cơ bản: 3mm, 5mm, 9mm, 12mm và 18mm.
- Ưu điểm: Gỗ nhựa WPC khắc phục được các lỗi ẩm, mốc, mối mọt và co ngót trên các loại gỗ thông thường trên thị trường hiện tại. Ngoài ra, người ta cũng tin dùng WPC vì tính nhẹ và dễ gia công của nó.
- Nhược điểm: Khả năng chịu lực, chịu nhiệt kém.
Các loại bề mặt ván gỗ công nghiệp
Thông thường các loại cốt gỗ công nghiệp ở trên sau khi sản xuất sẽ được phủ một lớp bề mặt. Việc này tạo cho các sản phẩm gia dụng có tính thẩm mỹ cao hơn.
Dưới đây là 5 loại bề mặt dùng cho ván gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay.
Bề mặt Melamine
Melamine là loại bề mặt nhựa tổng hợp dùng để phủ lên các cốt gỗ công nghiệp.
Thông thường cốt gỗ phù hợp với bề mặt Melamine sẽ là: OKal (gỗ ván dăm), MDF, HDF và ván gỗ dán Plwood.
Trong đó, gỗ công nghiệp ván dăm OKAL sau khi được phủ Melamine sẽ được gọi là MFC. Ván MFC sẽ có 2 loại: thường và loại chống ẩm.
Đặc tính kỹ thuật của bề mặt Melamine
- Độ dày: 0.5mm – 1mm (loại độ dày phổ biến: 0.7mm và 0.8mm);
- Cấu tạo: Gồm 3 lớp (lớp màng phủ, lớp film tạo màu, lớp giấy nền);
- Màu sắc: bề mặt Melamine có hơn 300 màu cơ bản trong đó phổ biến như: màu đen, trắng, xám nhạt, xám chì. Ngoài ra, còn có các màu giả vân gỗ sồi, tần bì, tràm, óc chó hay gỗ anh đào…..
Một số màu gỗ melamine phổ biến
Bề mặt Laminate (Formica)
Laminate hay Formica là một loại bề mặt phủ. Có các đặc tính như dày, chống chày xước, chịu nhiệt, ăn mòn, chịu tàn thuốc, chóng mối mọt và vi khuẩn….. Laminate không phải tên của một loại gỗ công nghiệp.
Các loại ván gỗ thường được phủ Laminate thuộc là: ván dăm, ván sợi, HDF…
Ngoài ra, một số loại bề mặt dành cho ván công nghiệp khác khá thông dụng như:
- Bề mặt Acrylic
- Bề mặt Veneer
- Veneer kỹ thuật
- Veneer nhân tạo
- Veneer óc chó
- Bề mặt gỗ công nghiệp UV
Trên đây là thông tin về các loại ván gỗ công nghiệp do Tân Đại An tổng hợp và chia sẻ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi !
Tham khảo từ nhiều nguồn.
Theo Tân Đại An.